Tại sao dễ bị đau mắt mùa bão lũ

25/05/2022 | 698 |
0 Đánh giá

Thời tiết mưa nhiều đặc biệt là vào tháng 7-8-9 mưa bão ngập nhiều nơi. Đối với miền Trung đây như những cơn ác mộng vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và kinh tế của mọi người ở đây. Bên cạnh đó, còn phải đối mặt với nhiều loại bệnh tật, trong đó xuất hiện dịch bệnh đau mắt mùa bão do môi trường ẩm thấp dẫn tới vi khuẩn, virus phát triển nhiều hơn và dễ dàng gây bệnh.

 

Tại sao lại đau mắt mùa bão lũ

Theo bác sĩ đang công tác tại bệnh biện mắt Trung Ương cho biết nguyên nhân gây ra tình trạng đau mắt ở người dân trong thời điểm bão lũ là do thiếu lượng nước sạch dẫn tới các vấn đề về mắt.

Lượng nước mưa không giảm và tăng lên liên tục trong vòng nhiều ngày, đồng thời nước mưa sẽ rửa trôi các chất bẩn có trong môi trường. Tình trạng ngập nước làm lắng đọng lại những chất bẩn đó hòa tan cùng các chất độc hại gây ra tình trạng kích ứng dị ứng,...Đây là nguyên nhân chính khiến tình trạng đau mát mùa bão bùng phát và nó có thể lây lan từ người sang người.

Tình trạng đau mắt có thể xuất hiện ở tất cả lứa tuổi. Các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh hoạt động mạnh mẽ trong giai đoạn này do nguồn nước bấn là môi trường lan truyền bệnh nhanh nhất nên dễ dàng khiến dịch bệnh bùng phát.

Nguồn nước bẩn khiến các vi sinh vật phát triển dễ lây lan bệnh

Viêm kết mạc

Viêm kết mạc là tình trạng gia tăng nhiều trong môi trường thiếu nước sạch. Đau mắt sau một thời gian ủ bệnh khoảng 8 ngày hoặc sớm hơn, mắt bắt đầu có dấu hiệu đỏ, rỉ mắt nhiều kèm theo nước mắt, mắt bị cộm như có dị vật trong mắt.

Hầu hết, người bệnh gặp phải tình trạng này luôn kèm theo các dấu hiệu như đỏ mắt, hơi sợ ánh sáng, sưng phù kết mạc hoặc có thể thấy sưng đau hạch trước tai, kết mạc sụn mi có hột nổi lên. Hai dấu hiệu này có thể thấy ở 50% số người mắc bệnh.

Ban đầu tình trạng chỉ xuất hiện ở một bên mắt, sau khoảng 4-5 ngày mắt còn lại mới bắt đầu bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, có biểu hiện nhẹ hơn do cơ thể đã có miễn dịch chống lại.

Đau mắt do viêm kết mạc mùa bão lũ có thể điều trị bằng việc rửa mắt bằng nước muối sinh lý nhiều lần hoặc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu thực hiện đúng thì có thể cải thiện bệnh trong vòng 7-10 ngày.

Nếu không điều trị đúng hoặc không theo chỉ dẫn của bác sĩ mà các dấu hiệu không có cải thiện mà còn kèm theo chói mắt, sợ ánh sáng thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác.

Mắt hột

Hay còn là tình trạng viêm kết mạc có hột, do xuất hiện hột ở kết mạc mi trên và mi dưới. Tình trạng này kéo dài gây cộm mắt, khó chịu cho người bệnh.

Nếu điều trị không đúng sẽ khiến bệnh kéo dài nhiều ngày thậm chí là nhiều tháng và có thể để lại di chứng như khô mắt do sẹo ở kết mạc hay tình trạng lông quặp lông xiêu.

Bệnh có thể tái nhiêm do môi trường sống không sạch sẽ như nguồn nước bẩn, ruồi muỗi nhiều,...Đối với tình trạng ở dạng cấp tính sẽ thường xuất hiện trong đợt mưa bão, ngập lụt khiến người dân không có nguồn nước sạch để sử dụng.

Các bệnh đau mắt khác

Viêm bờ mi, viêm dị ứng đều do hóa chất trong môi trường gây ra khi mỗi lần mưa nhiều khiến những chất độc hại lan rộng vào môi trường nước khiến các vi sinh vật phát triển mạnh gây ra bệnh.

Chính vì vật, việc chuẩn bị và cung cấp nguồn nước sạch để rửa mặt, rửa mắt là điều vô cùng quan trọng để có thể phòng ngừa tránh lây lan bệnh hoặc có thể cải thiện bệnh nhanh chóng.


Vệ sinh sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập

Nếu trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc với nguồn nước ngập lụt bẩn thì sau đó cần rửa tay bằng xà phòng và rửa mắt bằng nước muối để loại bỏ các loại vi khuẩn xâm nhập.

Tình trạng đau mắt không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên nó xuất hiện nhiều trong đợt mưa bão gây khó chịu và ảnh hưởng tới cuộc sống. Đề phòng các bệnh đau mắt mùa bão cần rửa mắt hằng ngày và giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ để tránh vi khuẩn phát triển.

 

 

 

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 0915281889
Gọi ngay : 0915281889