Dấu hiệu và hậu quả của bệnh trầm cảm sau sinh mang lại

30/01/2023 | 549 |
0 Đánh giá

Theo số liệu thống kê được phụ nữ sau khi sinh có tỷ lệ bị trầm cảm chiếm 15% trong 3 tháng đầu và khoảng 25% tỷ lệ mặc sau 12 tháng sau sinh. Đây là tình trạng bệnh khá nguy hiểm và phổ biến. Nếu phụ nữ sau khi sinh bị trầm cảm thì tuyệt đối không nên thờ ơ và cần được quan tâm đúng mực để tránh những hậu quả mà bệnh mang lại.

Dấu hiệu ban đầu của bệnh

Thông thường để có thể nhận biết được mẹ sau sinh có bị trầm cảm không thì chỉ đến khi họ có những hành động dại dột, những biểu hiện khác thường hay có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân, một số dấu hiệu chính dưới đây:

  • Tình trạng suy nhược cơ thể: Trên thực tế có nhiều người phụ nữ sau khi sinh cảm thấy bản thân mình không được người thân quan tâm, có suy nghĩ bị mọi người bỏ rơi khiến họ rơi vào tình trạng vô vọng, đau khổ, khóc lóc tình trạng này có thể xảy ra khi không có lý do. Nếu cứ để nó kéo dài liên tiếp nhiều ngày sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi và suy nhược.

  • Cảm thấy lo lắng, cơ thể đau nhức: Sau khi sinh phụ nữ thường có rất nhiều điều việc cần nghĩ như vấn đề về bản thân, gia đình và con. Ngoài ra sau khi sinh nhiều người sẽ xuất hiện các cơn đau cổ, đau đầu,lưng nhưng đi khám thì không biết nguyên nhân do đâu gây ra.

Trầm cảm sau sinh rất dễ nhạy cảm sẽ dẫn tới tinh thần bị hoảng loạn

  • Hoảng sợ: Phụ nữ sau sinh nếu bị trầm cảm thường cảm thấy hoảng sợ với những hoạt động xảy ra hằng ngày, sau khi gặp hiện tượng này rất khó để học có thể bình tĩnh lại, vì vậy tránh những tình huống gây cho họ hoảng sợ.

  • Căng thẳng: Khi họ bị căng thẳng thường xuyên tần suất mắc bệnh sẽ càng cao hơn. Căng thẳng là dấu hiệu ban đầu của phụ nữ sau sinh bị trầm cảm và không thể tự ý điều trị bằng cách sử dụng thuốc an thần.

  • Bị ám ảnh: Thường thì đối với những bà mẹ sau sinh rất nhạy cảm họ thường bị ám ảnh bởi một việc, một người hoặc có thể từ một hành động nào đó và nó sẽ kèm theo các cảm giác tội lỗi mà không biết nguyên nhân. Trong trường hợp này để không để cho mẹ làm ảnh hưởng tới con người thân nên đưa mẹ đến nói chuyện với bác sĩ.

  • Mất khả năng tập trung: Đây cũng được coi như là biểu hiện trầm cảm sau khi sinh và dễ bị bỏ qua. Khó tập trung để làm một việc, cảm thấy trí nhớ kém đi đôi khi không sắp xếp được suy nghĩ của bản thân.

  • Rối loạn giấc ngủ: Người bệnh trầm cảm thường khó có thể đi sâu vào giấc ngủ hay bị tỉnh giấc vào nửa đêm hoặc gặp phải ác mộng sau đó khó có thể ngủ lại.

  • Quan hệ tình dục: Phụ nữ sau khi sinh bị trầm cảm thường không còn hứng thú với việc này, tình trạng này sẽ hết khi bệnh được cải thiện.

Bên cạnh đó còn có một số dấu hiệu khác về tâm lý thường dễ nhận thấy ở  người bệnh như:

  • Khẩu vị thay đổi, cân nặng không đều

  • Tâm trạng lúc nào cũng trong trạng thái buồn rầu

  • Mọi hành động đều phản ứng chậm 

  • Nói hoặc nghĩ đến việc tự tử.

Hậu quả bệnh trầm cảm mang lại

Với các dấu hiệu trên người bệnh và gia đình nên để ý theo dõi nếu tình trạng trầm cảm sau sinh xảy ra nên được điều trị kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm và bệnh sẽ này càng nặng gây ra nhiều hậu quả xấu.

Đối với người bệnh

  • Các bệnh về tim: Khi mắc bệnh có thể sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch của mẹ sau sinh. Nó làm tăng nguy cơ tử vong và các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim hoặc suy tim. Trong các nghiên cứu các nhà khoa học đã cho thấy được sự liên kết rõ ràng giữa bệnh trầm cảm với các vấn đề về tim mạch, chính vì vậy hiệp hội tim mạch Mỹ đã xác định bệnh trầm cảm là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng tới tim.

  • Miễn dịch kém: Khi phụ nữ sau sinh bị trầm cảm hormone gây ra stress xuất hiện và tồn tại trong cơ thể người bệnh nhiều ngày, từ đó làm cho hệ miễn dịch của mẹ bị giảm sút, giai đoạn này sẽ khiến các bà mẹ sau sinh dễ mắc một số bệnh như cảm lạnh, cảm cúm,...

  • Suy nghĩ tự tử: Khi sau sinh mà mẹ bị trầm cảm sẽ luôn có tâm lý tự ti và cảm thấy mình là gánh nặng của cả gia đình. Các suy nghĩ tiêu cực này sẽ khiến cho người bệnh nghĩ rằng họ không có giá trị không đáng để sống tiếp và có các hành vi muốn tự tử. Tình trạng này thường xuất hiện nguy cơ cao với nhóm người sử dụng các loại chất kích thích hay người có tiền sử bị rối loạn tâm thần.

Để có thể đánh giá được chính xác được người bệnh có nguy cơ tự tử đối với người phụ nữ sau sinh thì gia đình cần biết được các yếu tố sau:

  • Người bệnh trước kia có sử dụng các loại chất gây nghiện

  • Đã từng có ý định tự tử trước khi sinh không

  • Hiện tại hoặc trong quá khứ có tiền sử bệnh rối loạn tâm thần

  • Người có dấu hiệu bị bạo lực gia đình

  • Quá khứ có những sang chấn tâm lý làm ảnh hưởng

  • Rối loạn tâm thần: Theo điều tra thì có khoảng 1/500 người phụ nữ sau khi sinh có dấu hiệu bị rối loạn tâm thần, Và thường có biểu hiện bệnh sau 2 - 4 tuần sinh nở với các dấu hiệu nhận biết dưới đây để có thể theo dõi và điều trị vì tình trạng này khá nguy hiểm:

  • Có suy nghĩ lẫn lộn

  • Cảm xúc thất thường lúc vui, lúc buồn

  • Có xuất hiện ảo giác, có suy nghĩ hoang tưởng

Suy nghĩ sát hại con: Đối với các trường hợp xảy ra mẹ sinh con ngoài ý muốn, dùng chất kích thích hay bị sang chấn tâm lý sẽ dễ gây ra hành vi này. Theo thống kê có khoảng 16 - 29% nguời mẹ sau sinh giết con mình và sau đó tự tử theo, chứng tỏ điều này là một hậu quả khá nghiêm trọng.

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 0915281889
Gọi ngay : 0915281889