Ăn Gì Khi Mang Bầu Để Con Phát Phát Triển Mà Mẹ Không Bị Béo?

01/07/2021 | 965 |
0 Đánh giá

Điều tuyệt vời của người phụ nữ là được làm mẹ. “Thiên thần” đang ngày càng phát triển trong bụng mẹ là điều đáng mừng nhất, nhưng mội nỗi lo lắng nữa song song là việc tăng cân ở người mẹ. Cân nặng tăng nhiều nhưng trọng lượng của thai nhi nhẹ, chất dinh dương được nạp vào cơ thể mẹ nó lại hấp thụ rất ít vào con.
Vậy ăn gì để vào con chứ ít vào mẹ là câu hỏi của nhiều bà mẹ đang tìm kiếm. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp thắc mắc này nhé!

1. Bữa sáng vô cùng quan trọng

Bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày, đặc biệt là với mẹ bầu. Tuy nhiên nhiều mẹ bầu lại bỏ qua bữa ăn sáng chỉ vì muốn hạn chế cơn buồn nôn, ốm nghén hay với mục đích giảm cân thì đây là nhưng sai lầm tai hại.
Vì sao? Sau một đêm dài, cả mẹ và bé đều đã đói. Do đó, việc ăn một bữa sáng chỉ đủ cung cấp năng lượng ngày mới cho mẹ và dinh dưỡng cho con yêu của bạn chứ không thể làm tăng cân hay béo phì. Điều này cũng vô cùng đúng với tất cả mọi người chứ không riêng gì mẹ bầu. Vì vạy các mje đừng bỏ qua bữa sáng cần thiết cho mẹ và bé nhé!
Ngũ cốc, sữa, trứng và những thực phẩm giàu protein như thịt gà, thịt heo, thịt bò… cá, thực phẩm chế biến từ đậu nành là những lựa chọn hàng đầu cho phụ nữ mang thai.

2. Chia thành nhiều bữa ăn phụ

Bình thường chúng ta sẽ có 3 bữa ăn chính: sáng-trưa-tối, vậy thì bây giờ hãy chia nhỏ chúng ta thành 5-6 bữa 1 ngày, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu là lúc những cơn buồn nôn, nôn ói do ốm nghén thau kỳ lên đến đỉnh điểm.
Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp làm giảm áp lực lên dạ dày, giúp mẹ giảm ốm nghén, đồng thời vẫn giúp mẹ duy trì lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà không bị tăng cân nhanh chóng.
Lưu ý mẹ bầu cũng không nên ăn quá no và hạn chế ăn đồ ăn vặt, tuyệt đối không coi ăn vặt là bữa phụ trong ngày.
Hoa quả, ngũ cốc, các loại rau củ, sinh tố, nước ép trái cây là những thực phẩm tốt mà mẹ bầu cần bổ sung trong các bữa phụ. Nó vừa tốt cho cơ thể lại cung cấp được dinh dưỡng.

3. Phân chia khẩu phần ăn

Là chia tỷ lệ các chất cần thiết trong mỗi bữa ăn một cách cân đối, đảm bảo khẩu phần ăn mỗi bữa sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, tránh tính trạng thiếu chất này, thừa chất kia. Tỳ lệ vàng được khuyến khích là 25% tinh bột – 25% protein – 50% rau củ, quả, trái cây….

Xem thêm Điều gì xảy ra khi bạn lạm dụng điều hòa

4. Uống đủ nước mỗi ngày

Bổ sung đủ nước uống sẽ tránh được trình trạng mất nước, giảm triệu chứng buồn nôn, khó chịu của ốm nghén, ngăn nhiễm trùng đường tiết niệu và hạn chế táo bón thai kỳ.
Ngoài ra uống nước còn giúp mẹ bầu giảm đói, hạn chế thèm ăn nhất là khi uống trước bữa ăn.
Người bình thường cần cung cấp 2 lít nước mỗi ngày, riêng với mẹ bầu cần cung cấp 3 lút nước để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cở thể.

5. Chế độ tập luyện hợp lý.

Vận động và tập luyện hợp lý trong thai kỳ có vai trò quan trọng giúp rèn luyện thể lực của người mẹ, giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn, đồng thời duy trì cân nặng hợp lý vóc dáng tốt hơn

6. Ăn không phải cho 2 người

Có một số ý kiến cho rằng: Mẹ bầu cần ăn thật nhiều, ăn gấp đôi bình thường vì Mẹ phải ăn cho cả Mẹ và Bé, như vậy Mẹ bầu mới đáp ứng được nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai để Mẹ khoẻ mạnh, Bé phát triển tốt. 
Trên thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định: Việc ăn quá nhiều chưa chắc đã tốt cho thai nhi nếu Mẹ không có một chế độ dinh dưỡng hợp lý theo từng thời kỳ. Vì trong mỗi giai đoạn, thai nhi sẽ cần những dưỡng chất khác nhau để có thể phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. Nếu Mẹ bổ sung dưỡng chất không hợp lý thì kết quả chỉ có Mẹ tăng cân nhưng Bé trong bụng thì không thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng mà Mẹ đã hấp thụ.

7. Mẹ bầu nên ăn gì

•    Thức ăn cung cấp năng lượng dồi dào cho mẹ: Gạo, bột mì, đường, dầu – mỡ
•    Thức ăn giúp hình thành và phát triển thai nhi: Thịt, trứng, sữa, tôm, cua, cá và các nguồn đạm thực vật như đậu hạt, vừng, lạc sẽ cung cấp các chất đạm và chất béo.
•    Các thức ăn giàu vitamin và muối khoáng giúp bé phát triển và mẹ khỏe mạnh:
•    Canxi có nhiều trong tôm, cua, cá, sữa, đậu tương tham gia cấu tạo khung xương cho thai nhi.
•    Sắt có nhiều trong thịt đỏ, cá, trứng, sữa, đậu đỗ các loại, vừng lạc và các rau củ màu xanh đậm, sẽ tham gia vào quá trình tạo máu. (Sắt bổ sung từ nguồn thức ăn thường không đáp ứng được nhu cầu rất lớn trong quá trình mang thai của mẹ, do đó mẹ cần bổ sung viên sắt).

•    Kẽm trong thịt, cá, thủy hải sản,d dặc biệt là ốc, hến, ngao, trai sẽ tham gia vào quá trình phát triển chiều cao cao của trẻ từ trong bào thai và tăng khả năng miễn dịch cho trẻ.
•    Axit folic có nhiều trong trái cây, rau xanh, trứng tham gia tạo máu, hình thành ống thần kinh, phòng ngừa dị tật ống thần kinh cho bé. Cùng với việc ăn các loại thức ăn nói trên, mẹ cần bổ sung axit folic trong thời kỳ mang thai.

•    Vitamin C có trong trái cây (táo, đu đủ) và rau xanh (rau muống, rau ngót...) làm tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ hấp thu sắt từ thực phẩm, phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.

Xem Thêm Khi nào bạn cần bổ sung Kẽm

8. Mẹ bầu không nên ăn gì

Trong mỗi giai đoạn phát triển của bào thai, mẹ bầu cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp để thai nhi phát triển tối ưu. Nhưng dù ở 3 tháng đầu, 3 tháng giữa hay 3 tháng cuối, thực đơn của mẹ cần tránh các loại thực phẩm, đồ uống sau:

•    Rượu

Một hậu quả nghiêm trọng của việc uống rượu, bia khi mang thai là gây ra hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai (Fetal alcohol spectrum disorders – FASD). Đây là căn bệnh gây hệ lụy suốt đời, khiến thai nhi kém phát triển (ngay từ trong tử cung, sau khi sinh, hoặc cả hai), các đặc điểm trên khuôn mặt bất thường, dị tật tim và tổn thương hệ thần kinh trung ương. Những em bé bị mắc hội chứng FASD cũng có thể có đầu và não nhỏ bất thường, các khuyết tật bẩm sinh khác, đặc biệt là tim và cột sống.

•    Cá có hàm lượng thủy ngân cao

Các loại hải sản như cá kiếm, cá mập, cá thu, cá mòi, cá nhám da cam và cá ngói có hàm lượng metyl thủy ngân cao, có thể đi qua nhau thai và gây hại cho não, thận và hệ thần kinh đang phát triển của thai nhi.

•    Cá, thịt, trứng sống hoặc chưa nấu chín

Các thực phẩm sống đều có thể bị nhiễm khuẩn, tiềm ẩn nguy cơ gây ra một số bệnh nhiễm trùng và dẫn đến sinh non, sảy thai, thai chết lưu và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác cho bà bầu. Ăn thịt chưa nấu chín cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vi khuẩn có thể đe dọa sức khỏe của thai nhi, có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc các bệnh thần kinh nghiêm trọng, bao gồm khuyết tật trí tuệ, mù lòa và động kinh.

•    Caffeine

Caffeine được tìm thấy trong cà phê, trà, nước ngọt và ca cao. Lượng caffeine cao trong thai kỳ đã được chứng minh là hạn chế sự phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ cân nặng khi sinh thấp. Nó cũng tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính ở tuổi trưởng thành.

•    Sữa, nước ép trái cây chưa tiệt trùng, phô mai

Sữa tươi, phô mai, nước trái cây chưa tiệt trùng có thể chứa một loạt vi khuẩn có hại, dẫn đến những bệnh nhiễm trùng, đe dọa đến tính mạng đối với em bé chưa sinh.

•    Sản phẩm chưa rửa

Bề mặt của các loại trái cây và rau quả chưa rửa hoặc chưa gọt vỏ có thể bị nhiễm một số vi khuẩn, ký sinh trùng, hóa chất bảo quản gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, mẹ bầu nên đừng quên rửa kỹ, gọt vỏ các loại trái cây và rau quả trước khi ăn. 

•    Thực phẩm chế biến sẵn

Đồ ăn vặt chế biến sẵn thường có ít chất dinh dưỡng và nhiều calo, đường. Chúng tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, cũng như các biến chứng khi mang thai hoặc sinh. Điều này gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài cho trẻ nhỏ.

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 024 3851 3992
Gọi ngay : 024 3851 3992