CẢNH BÁO: Tình trạng trẻ chậm phát triển trí tuệ ngày càng gia tăng tại Việt Nam - Nguyên nhân & Biểu hiện của trẻ

22/10/2020 | 822 |
0 Đánh giá

Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ luôn là nỗi phiền muộn của bố mẹ. Không những vậy tình trạng trên ngày càng xuất hiện nhiều tại Việt Nam đó cũng chính là nỗi lo lắng và bận tâm rất nhiều của bố mẹ. Những thông tin sau sẽ giúp bạn nhận biết những hiểu hiện sớm các dấu hiệu của trẻ chậm phát triển trí tuệ và tìm ra cách điều trị hiệu quả cho con.

Chậm phát triển trí tuệ là gì?


Chậm phát triển trí tuệ là sự khiếm khuyết trong việc phát triển trí não và thường xảy ra ở trẻ em dưới 18 tuổi. Những đứa bé này thường có một số giới hạn về chức năng não bộ và về các khả năng khác như đối thoại, tự chăm sóc, hành xử xã hội…

Bên cạnh đó, trẻ cũng có chỉ số thông minh (IQ) thấp và thường không kiểm soát được những hành vi hung hăng của mình. Do đó, bé dễ bị kích động trước những tình huống đơn giản.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ - nhận biết sớm & giảm bớt gánh nặng can thiệp cho bố mẹ về sau

Phân loại bệnh

Chậm phát triển trí tuệ được chia ra làm 4 cấp:

Chậm phát triển trí tuệ mức nhẹ

  • Có khoảng 80% bé bị chậm trí tuệ rơi vào loại này.
  • Chỉ số IQ của trẻ thường dao động từ 50 – 75 và bé có thể theo học tiểu học.
  • Những bé gặp phải khuyết tật này thường mất khá nhiều thời gian để học kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, nếu được giáo dục đúng cách, trẻ hoàn toàn có thể giao tiếp tốt với người khác.
  • Một số đặc điểm phổ biến là trẻ gặp khó khăn với việc viết và đọc, trẻ không thể đưa ra quyết định.
  • Khi lớn lên, trẻ có thể tự lập với sự hỗ trợ của gia đình, cộng đồng.

Chậm phát triển trí tuệ mức trung bình

  • Có khoảng 10% trẻ chậm trí thuộc loại này.
  • IQ của trẻ là từ 35 – 55.
  • Trẻ có thể tự thực hiện các công việc cá nhân như tắm, ăn và đi vệ sinh với sự hướng dẫn của bố mẹ.
  • Trẻ có thể học viết, đọc và đếm cơ bản.
  • Trẻ học khá chậm nhưng vẫn có thể làm được một số công việc đơn giản.
  • Khi lớn lên, trẻ thường sống tại các trung tâm cộng đồng dưới sự giám sát và trông nom.

Chậm phát triển trí tuệ mức nặng

  • Khoảng 3 – 5% trẻ bị chậm phát triển trí tuệ rơi vào nhóm này với IQ từ 20 – 40.
  • Trẻ có thể học được một số kỹ năng cơ bản để chăm sóc bản thân và kỹ năng giao tiếp.
  • Khi lớn lên, trẻ có thể sống tại các nhà tập thể có giám sát.

Chậm phát triển trí tuệ đặc biệt (rất nặng)

  • Chỉ 1 – 2% trẻ chậm phát triển trí tuệ rơi vào nhóm này.
  • IQ của trẻ nằm dưới 20 – 25.
  • Trẻ có thể học các kỹ năng giao tiếp cơ bản và kỹ năng tự chăm sóc bản thân với sự hỗ trợ của người lớn.
  • Trẻ bị tổn thương thần kinh và cần sự theo dõi, giúp đỡ thường xuyên.

>>> XEM THÊM: OMEGAZINC - Hỗ trợ phát triển trí não và giảm tăng động cho trẻ 

Nguyên nhân gây ra bệnh này


Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng đến 60% trong số đó vẫn chưa xác định được nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:

Di truyền

  • Khoảng 30% trẻ bị chậm phát triển trí tuệ là do di truyền.
  • Trong trường hợp này, những dị thể bất bình thường từ bố mẹ truyền sang cho con cái và gây ra khuyết tật.
  • Bệnh Phenylketone niệu (một chứng rối loạn chuyển hóa) cũng gây ra khuyết tật về trí tuệ.`

Bố mẹ

  • Hội chứng ngộ độc rượu là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng chậm phát triển trí tuệ.
  • Trong ba tháng đầu của thai kỳ, nếu thai phụ dùng ma túy hoặc uống rượu, trẻ sinh ra có thể mắc phải hội chứng này. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc uống rượu bia với mức độ vừa phải cũng có thể gây ra hội chứng này.
  • Ngoài ra, hút thuốc lá cũng có liên quan chặt chẽ với tình trạng chậm phát triển trí tuệ.
  • Nếu khi mang thai người mẹ mắc phải các căn bệnh như rubella, bệnh nhiễm ký sinh trùng toxoplasma, rối loạn tuyến sữa hoặc bị nhiễm virus cytomegalovirus (CMV) thì thai nhi có nguy cơ rơi vào tình trạng chậm phát triển trí tuệ.
  • Trong thời gian mang thai, nếu bạn bị cao huyết áp, lưu lượng máu đến thai nhi sẽ bị xáo trộn, dẫn đến việc thai nhi phát triển không bình thường.
  • Một số dị tật bẩm sinh cũng có thể khiến đầu và hệ thần kinh trung ương của trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng chậm phát triển trí tuệ.
  • Nếu trẻ bị khuyết tật ống thần kinh thì cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

Thương tích hoặc bệnh tật

  • Một số căn bệnh trẻ mắc phải khi còn nhỏ như thủy đậu, sởi, ho gà và cường giáp cũng có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển trí tuệ nếu không được điều trị kỹ lưỡng.
  • Các bệnh liên quan đến nhiễm trùng não như viêm màng não hoặc viêm não cũng có thể khiến não bị tổn thương, gây ra tình trạng chậm phát triển trí tuệ.
  • Chấn thương não do tai nạn giao thông hoặc do té từ trên cao xuống cũng có thể là thủ phạm khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Các yếu tố môi trường

  • Trong thời gian mang thai, nếu bạn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể thì thai nhi sẽ không thể phát triển hoàn thiện. Từ đó, trẻ có thể bị chậm phát triển trí tuệ.
  • Những trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ phải đối mặt với tình trạng ngược đãi, sống trong điều kiện nghèo đói hoặc không lành mạnh, không được chăm sóc y tế đầy đủ cũng có nguy cơ đối mặt với tình trạng này.
  • Tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại như chì hoặc thủy ngân cũng khiến trẻ bị chậm phát triển trí tuệ

>>> HOTLINE TƯ VẤN: 024.6674.7322 <<<

Dấu Hiệu Để Nhận Biết Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ:

Có thể nhận biết sớm chậm phát triển trí tuệ ở trẻ, dựa vào những tiêu chí về ngoại hình, hành vi, ngôn ngữ của trẻ.

►Qua ngoại hình:

- Khi mới sinh, trẻ không khóc, khóc yếu ớt. Da tím tái.

- Mũi tẹt, miệng há, lưỡi hay thè ra ngoài, hoặc khoảng cách hai mắt rộng.

- Trẻ gặp vấn đề trong bú, nhai, nuốt. Trẻ hay bị sặc hoặc nghẹn.

- Trẻ ở khoảng  5-6 tháng tuổi vẫn ít ê a, ít kêu khóc, ít cử động.

►Khả năng vận động:

- Khi trẻ hơn 6 tháng tuổi tay chân vẫn cứng nhắc, chưa biết lật, bò.

- Trẻ chậm đi, không đứng vững dù có người đỡ.

- Chân tay trẻ lóng ngóng, không linh hoạt.

►Ngôn ngữ:

- Trẻ ít khóc, ít ê a, bi bô,..

- Trẻ 3 tháng tuổi vẫn không cười, đùa khi được hỏi chuyện.

- Trẻ 1 tuổi: phát âm khó khăn. Trẻ 2 tuổi: không nói được nhiều từ. Trẻ 3 tuổi: phát âm khó khăn, vốn từ ít, khả năng diễn đạt kém…

Bố mẹ nhận biết và can thiệp sớm để bé dễ dàng hòa nhập

>>> Xem thêm: Các sản phẩm dành cho bé khỏe mạnh mỗi ngày -- CLICL HERE --

►Nhận thức:

- Trẻ chậm phát triển luôn trong trạng thái thụ động, phản ứng chậm.

- Luôn tỏ ra thờ ơ, không hứng thú với mọi thứ xung quanh, suốt ngày chỉ nằm.

- Không quan tâm hay hứng thú với bạn cùng tuổi.

- Khi đến tuổi đi học, trẻ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ chữ, màu sắc, số đếm,.. nên kết quả học tập thường thấp hơn các bạn đồng trang lứa.

- Trẻ thiếu tập trung, hay sao nhãng trong học tập.

Nhận biết và can thiệp sớm giúp trẻ được hòa nhập

►Chậm phát triển trí tuệ ảnh hưởng lớn tới nhận thức và tương lai của trẻ. Việc nhận biết và can thiệp sớm của bố mẹ, tạo cơ hội cho sự hòa nhập cộng đồng của con. Bậc cha mẹ nên đặc biệt quan tâm tới con, kết hợp giữa sự giáo dục gia đình, tại trường, thì cha mẹ nên thuê gia sư tại nhà cho con. Với lợi ích mà gia sư dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ tại nhà mang lại, chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho con.

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA DINH DƯỠNG

 

Các vấn đề mà bố mẹ của trẻ chậm phát triển trí tuệ phải đối mặt

 

  • Chăm sóc và giáo dục một đứa trẻ chậm phát triển đòi hỏi sức khỏe và một sức mạnh về tình cảm. Những đứa trẻ này cần phải được chú ý hơn đến các nhu cầu cơ bản như chăm sóc, y tế, hỗ trợ hằng ngày và trách nhiệm giáo dục.
  • Bố mẹ của trẻ chậm phát triển trí tuệ thường gặp các chấn thương tâm lý như trầm cảm, tuyệt vọng, và buồn phiền. Những khó khăn trong việc nuôi dạy đứa trẻ bị khiếm khuyết trí tuệ có thể khiến họ tìm đến với rượu và ma túy.
  • Bố mẹ thường cảm thấy kiệt sức vì họ phải làm việc quá mức để đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu của con. Trẻ không thể tự thực hiện những công việc cá nhân hàng ngày, do đó bố mẹ luôn phải giúp đỡ.
  • Bố mẹ của trẻ chậm phát triển còn phải đối mặt với những vấn đề phức tạp liên quan đến việc học của trẻ.
  • Nuôi dưỡng một đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể tốn kém hơn nhiều so với việc nuôi dạy một đứa trẻ khỏe mạnh.
  • Bố mẹ có thể làm gì để giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ?

Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích giúp bạn nuôi dạy một đứa trẻ chậm phát triển:

  • Tìm hiểu thông tin về tình trạng khuyết tật trí tuệ thông qua nhiều nguồn khác nhau để biết được cách nuôi dạy hiệu quả nhất.
  • Khuyến khích trẻ thử những điều mới trong cuộc sống. Không bao giờ la mắng khi trẻ làm điều gì đó không tốt. Bạn nên khuyến khích tính độc lập của trẻ và để bé học những kỹ năng mới từ từ. Đưa cho trẻ những hướng dẫn cần thiết. Nếu trẻ làm tốt hãy khen và động viên. Điều này sẽ giúp trẻ có động lực thực hiện những hoạt động này.
  • Cho trẻ tham gia vào các hoạt động khác như hát, nhảy, hoặc vẽ tranh. Điều này có thể giúp trẻ cải thiện các kỹ năng xã hội.
  • Luôn theo sát cuộc sống của trẻ và mức độ tiến bộ của trẻ ở trường.

 

Cho trẻ tham gia vào các hoạt động khác như hát, nhảy, hoặc vẽ tranh. Điều này có thể giúp trẻ cải thiện các kỹ năng xã hội.

 

  • Tham gia vào cộng đồng hoặc nhóm bố mẹ có chung hoàn cảnh. Gặp những bố mẹ này, bạn có thể nhận được lời khuyên tốt nhất và được hỗ trợ tinh thần.
  • Tìm hiểu về các chiến lược khác nhau có thể giúp bạn quản lý hành vi của trẻ bao gồm trò chuyện, tặng thưởng…
  • Xây dựng một mối quan hệ chặt chẽ với trẻ.
  • Chú ý đến các hành vi hung hăng của trẻ. Nếu được, hãy đưa trẻ đến chuyên gia để giúp trẻ vượt qua cảm giác tức giận, thất vọng và cảm thấy tự hào về chính mình.

>>> Xem thêm: Trẻ chậm phát triển trí tuệ, tăng động giảm chú ý, tiếp thu kém, bạn lo lắng cho con bạn?

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về bệnh để kịp thời phòng tránh và điều trị cho bé yêu.

 

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 0915281889
Gọi ngay : 0915281889