Trẻ thừa cân béo phì điều chỉnh chế độ ăn sao cho phù hợp

19/07/2022 | 533 |
0 Đánh giá

Tình trạng trẻ thừa cân, béo phì đang có dấu hiệu gia tăng do cha mẹ chưa xây dựng chế độ ăn phù hợp cho trẻ từ khi còn nhỏ. Việc trẻ thừa cân có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của con. Việc giảm chế độ ăn cho trẻ trong giai đoạn này khá khó khăn. Chính vì vậy, bậc cha mẹ không cần cắt giảm khẩu phần ăn hằng ngày của con, mà chỉ cần xây dựng chế độ ăn sao cho phù hợp và lành mạnh.

Nguyên nhân dẫn tới trẻ thừa cân, béo phì

Khi cân nặng quá mức so với chỉ số cân và chỉ số chiều cao cao hơn mức tiêu chuẩn đối với từng độ tuổi. Điều này có thể dẫn tới tình trạng béo phì, do cơ thể bị tích lũy thừa lượng mỡ.

  • Khẩu phần ăn lớn, nạp nhiều năng lượng trong một ngày

  • Ăn đồ nhiều đồ ngọt, chất béo, đồ chiên, xào

  • Ăn vặt thường xuyên

  • Chế độ ăn ít rau, bỏ bữa, ăn nhiều vào buổi tối

  • Trẻ ngủ quá nhiều, ít vận động

Hậu quả do thừa cân béo phì gây ra

Tất cả tình trạng béo phì hiện nay đều được gọi là bệnh, lượng mỡ trong cơ thể quá nhiều khiến ảnh hưởng tới quá trình điều trị. Dẫn tới, trẻ bị thừa cân, béo phì dễ mắc bệnh và điều trị lâu khỏi.

  • Theo thống kê tại các cơ sở y tế trẻ bị béo thì khi mắc tiêu chảy, hô hấp,...thường điều trị lâu khỏi và mất nhiều thời gian, bên cạnh đó, tình trạng có thể chuyển biến nặng. Đặc biệt là các vấn đề về hô hấp điều trị lâu ngày có thể chuyển thành hen, khò khè.

  • Sức đề kháng yếu do cơ thể thừa năng lượng, thiếu vi chất nên tình trạng bệnh cũng kéo dài lâu hơn.

  • Trẻ bị béo phì có nguy cơ gặp các biến chứng về tim mạch, tiểu đường, rối loạn chức năng mỡ máu,...

Hậu quả của nó gây ra không phải xuất hiện ngay, mà nó sẽ tích lũy trong 1 thời gian rồi mới phát ra. Chính vì vậy, khi trẻ gặp phải các dấu hiệu bệnh, bậc cha mẹ nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn và các vận động sinh hoạt để tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng về sau.

Điều nên làm để cải thiện tình trạng

Để trẻ lớn lên, khi đi học có thể tự tin đến trường, không lo bạn bè trêu ghẹo. Với trẻ thừa cân, béo phì không phải cắt hoàn toàn khẩu phần ăn hay chế độ dinh dưỡng vì trẻ vẫn cần cung cấp đủ chất để có thể phát triển cơ thể.

Cha mẹ cần lưu ý những điều sau

Chế độ ăn:

  • Có thể giảm khẩu phần ăn giảm dần để điều chỉnh dễ dàng hơn.

  • Khẩu phần ăn cần cân đối, hợp lý, dinh dưỡng cần bổ sung đầy đủ, kết hợp nhiều loại thức ăn, tránh sử dụng thường xuyên một loại thực phẩm nào đó.

  • Tránh chế biến các món ăn chiên, xào thay vào đó cha mẹ có thể lựa chọn các món như hấp, luộc, nêm nếm món ăn nhạt, ít gia vị. 

  • Ngoài ra, để có thể đảm bảo cơ thể trẻ vẫn đủ chất thì cha mẹ có thể tham khảo, bằng việc thay thế các thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng chứa ít đường và chất béo hơn như khoai lang, ngô.

Đồ ăn nhanh được nhiều trẻ em ưa thích nhưng là nguy cơ dẫn tới tình trạng thừa cân, béo phì

  • Nên nhai kỹ, ăn chậm rãi, đều đặn không để trẻ bỏ bữa, để bụng đói vì khi trẻ quá đói con sẽ ăn nhiều hơn  và sẽ khiến mỡ tích lũy trong cơ thể nhanh hơn.

  • Nên xây dựng các món rau trong mỗi bữa ăn, giảm bớt lượng tinh bột và thay bằng những thức ăn giàu chất xơ.

  • Hạn chế các loại sữa béo vì chúng sẽ là thủ phạm chính dẫn tới tình trạng trẻ thừa cân, béo phì.

  • Không cho trẻ uống nước có ngọt có ga thường xuyên vì có thể gây béo phì và tác động không tốt cho sức khỏe.

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, cha mẹ nên lưu ý để ngăn ngừa thừa cân:

  • Bổ sung dưỡng chất bằng sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng.

  • Lượng ăn mỗi ngày cần phù hợp với từng độ tuổi, không nên để trẻ ăn quá nhiều.

  • Đến thời điểm ăn dặm của trẻ cần hạn chế thêm các thực phẩm chứa nhiều chất béo như bơ, sữa,...

Chế độ tập luyện:

  • Cho trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao.

  • Trẻ có nguy cơ thừa cân, béo phì cần xây dựng một chế độ tập luyện phù hợp.

  • Tìm hiểu sở thích và cho trẻ tham gia các môn thể thao dễ dàng.

  • Nên hướng dẫn trẻ phụ giúp cha mẹ làm những công việc nhẹ nhàng trong gia đình.

  • Không nên để trẻ ăn xong ngồi một chỗ xem Tivi, chơi game,...

Tạo điều kiện cho trẻ được vận động thể chất, tiêu thụ lượng calo

Tránh những điều sau:

  • Không nên dự trữ các đồ ăn dễ béo như bơ, bánh kẹo, kem hay các đồ ăn vặt.

  • Đặc biệt, tuyệt đối không nên cho trẻ ăn bánh kẹo chứa nhiều đường, kem và sữa đặc.

  • Không để trẻ có thói quen ăn trước khi đi ngủ.

Trẻ bị thừa cân, béo phì gây ra nhiều hậu quả mà bậc cha mẹ không hề mong muốn, do đó cần quan tâm đến sức khỏe của con. Việc cho con ăn nhiều và đủ chất không có nghĩa là đang bảo vệ sức khỏe, mà đôi khi nếu chính cha mẹ không kiểm soát khẩu phần ăn sẽ khiến con bị thừa cân, béo phì..

Khi thấy trẻ có nguy cơ cần tạo cho trẻ sống theo lối sống khoa học, lành mạnh, ăn uống phù hợp, vận động cơ thể thường xuyên và theo dõi cân nặng của con.

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 0915281889
Gọi ngay : 0915281889