Bảng số liệu chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ

12/03/2021 | 1049 |
0 Đánh giá

Chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh là một trong những yếu tố quyết định đánh giá sự phát triển của trẻ sơ sinh có phù hợp hay không? Vậy cân nặng khi sinh của trẻ sơ sinh bao nhiêu được cho là đạt tiêu chuẩn? Nhẹ cân hay thừa cân ở trẻ sơ sinh khi mới sinh có tiềm ẩn những nguy cơ gì là câu hỏi thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ

Nhưng trước tiên, mẹ cần hiểu được một số thông tin cơ bản thường gặp trong về chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh 2019:
Tiêu chuẩn cân nặng gồm 3 cột chỉ số
•    -2SD: chỉ số suy dinh dưỡng, thiếu cân
•    TB: chỉ số cân nặng trung bình
•    +2SD: chỉ số thừa cân, béo phì
Tiêu chuẩn chiều cao gồm 3 cột:
•    -2SD: chỉ số thấp còi
•    TB: chỉ số chiều cao trung bình
•    +2SD: chỉ số cao vượt chuẩn
Giờ thì ba mẹ có thể tùy vào tháng tuổi của con để đối chiếu bảng chiều cao cân nặng của bé sơ sinh rồi đấy.

>>> Hệ miễn dịch của bé còn non yếu, mẹ cần làm những gì?


Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của bé gái

Chiều cao và cân nặng của bé trai sơ sinh

Lưu ý: Số liệu được dựa trên bảng chiều cao cân nặng của WHO. Chỉ mang tính chất tham khảo. Vì tính chất cơ địa ở mỗi khu vực khác nhau nên chỉ số cũng sẽ thay đổi.
Sự phát triển thể chất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được xem là điều vô cùng lý thú với nhiều thay đổi đáng ngạc nhiên. Bạn cần theo dõi sát sao sự tăng trưởng của trẻ, cả về cân nặng lẫn chiều cao để nhận biết những thay đổi về nhu cầu và sức khỏe của con yêu.
•    Trẻ mới sinh: trung bình dài 50cm, nặng 3,3kg. Theo Trung tâm Quốc gia về Thống kê Y tế Mỹ, chu vi vòng đầu của bé trai là 34,3cm và bé gái là 33,8cm.
•    Chào đời – 4 ngày tuổi: Cân nặng của bé yêu giảm xuống khoảng 5 – 10% so với lúc mới sinh. Nguyên do là bé bị mất nước và dịch của cơ thể khi bé tiểu và đi ngoài.
•    5 ngày – 3 tháng tuổi: Trong suốt khoảng thời gian này, trung bình mỗi ngày bé yêu tăng khoảng 15 – 28g. Bé sẽ nhanh chóng đạt được mức cân nặng lúc sinh sau 2 tuần tuổi.

>>> Bộ 3 sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé mỗi ngày.... XEM NGAY
•    3 – 6 tháng tuổi: Mỗi 2 tuần, bé sẽ tăng lên khoảng 225g. Khi được 6 tháng, cân nặng của trẻ sẽ đạt gấp đôi so với lúc mới sinh.
•    7 – 12 tháng: Cân nặng của bé yêu sẽ tiếp tục tăng khoảng 500g/tháng. Nếu bé bú mẹ, cân nặng của bé sẽ tăng lên ít hơn so với mốc này. Trong giai đoạn này, bé yêu tiêu tốn rất nhiều calorie vì con đã bắt đầu vận động nhiều hơn khi đã học bò, trườn, thậm chí là tập đi. Trước khi bé tròn 1 tuổi, chiều cao trung bình đạt khoảng 72 – 76cm và nặng gấp 3 lần lúc mới sinh.
•    1 tuổi (tuổi tập đi): Sự tăng trưởng và phát triển của bé không nhanh như giai đoạn trước nhưng mỗi tháng cân nặng vẫn có thể tăng lên khoảng 225g và chiều cao tăng lên khoảng 1,2cm.
•    2 tuổi: Trẻ sẽ cao thêm khoảng 10cm và cân nặng tăng thêm khoảng 2,5kg so với lúc 1 tuổi. Lúc này, bác sĩ nhi khoa có thể đưa ra những dự đoán chính xác hơn về chiều cao cân nặng của trẻ khi lớn lên.
•    3 – 4 tuổi (tuổi mẫu giáo): Theo các chuyên gia, lúc này lượng mỡ trên cơ thể trẻ, cụ thể là ở mặt, sẽ giảm đi nhiều. Lúc này, chân tay của trẻ đã phát triển hơn rất nhiều so với thời điểm trước đó nên trông bé có vẻ cao ráo hơn.
•    5 tuổi trở lên: Từ độ tuổi này cho tới giai đoạn dậy thì, chiều cao của bé sẽ phát triển rất nhanh. Bé gái thường sẽ đạt được chiều cao tối đa khoảng 2 năm sau kể từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Bé trai cũng đạt được chiều cao ở tuổi trưởng thành khi đến tuổi 17.

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 0915281889
Gọi ngay : 0915281889