4 sai lầm trong điều trị viêm tai giữa ở trẻ cần phòng tránh

22/06/2022 | 518 |
0 Đánh giá

Tình trạng viêm tai giữa nghe đã rất quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, tình trạng này có nhiều loại khác nhau như cấp, bán cấp, mạn tính, vậy nên ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh thì thực hiện một vài phương pháp khác cũng là yếu tố cần thiết để có thể phòng ngừa viêm tai giữa xuất hiện biến chứng nguy hiểm. Việc vệ sinh tai đúng cách sẽ nên tránh mắc những sai lầm dưới đây

Rửa tai khi trẻ bị viêm tai giữa

  • Trong quá trình trẻ bị viêm tai giữa, cha mẹ cần lưu ý vệ sinh tai cho trẻ thật sạch sẽ. Chỉ sử dụng các loại khăn mềm để lau sạch phần nước quanh vành tai, và sau đó lau nhẹ vào khu vực ống tai ngoài, tránh ngoáy quá sâu vào bên trong tai vì có thể ảnh hưởng đến phía trong mà chúng ta không thể nhìn thấy được.

  • Vệ sinh phần ngoài tay khi thấy xuất hiện mủ hoặc nước dịch chảy ra, dùng tăm bông, gạc lau nhẹ nhàng phía ngoài, không cần lâu sạch tận gốc sâu bên trong vì có nguy cơ cao đưa vi khuẩn từ ngoài vào.

  • Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nhỏ tai nào cũng cần có chỉ định của bác sĩ, không cố gắng ngoáy rửa với suy nghĩ thực hiện như thế sẽ làm sạch tai. Do đó, tại thời điểm phát hiện trẻ bị viêm tai giữa không nên tự ý dùng thuốc mà chưa có sự chỉ định thăm khám từ bác sĩ vì có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào tai dễ hơn và dẫn tới tình trạng nguy hiểm.

Vệ sinh mũi họng đối với trẻ viêm tai giữa

  • Tai, mũi, họng có mối quan hệ mật thiết với nhau, chính vì lý do đó mà cha mẹ cần lưu ý vệ sinh 2 cơ quan còn lại cho trẻ. Tình trạng này nhiều bậc cha mẹ thường không chú trọng tới vệ sinh nó.

  • Nếu bạn đọc được bài viết này thì khi con bị mắc bệnh cần chú ý đến vệ sinh cho trẻ bằng việc cho con súc miệng, súc họng hay nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hằng ngày.

Súc miệng, súc họng hằng ngày ngăn ngừa viêm tai giữa chuyển biến nặng

  • Việc mũi họng không được vệ sinh đúng cách có thể khiến vi khuẩn từ vị trí này lây lan sang vùng tai do giữa mũi và họng có ống thông với nhau.

  • Cha mẹ lưu ý, khi sử dụng dụng cụ hút mũi hằng ngày nên nhẹ nhàng và không quá lạm dụng nó. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến tổn thương niêm mạc mũi. Đặc biệt lưu ý, trước và sau khi rửa mũi cần vệ sinh bộ dụng cụ và rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, để đảm bảo vi khuẩn không thể trú ngụ.

Trên thực tế, nhiều trẻ bị mắc tình trạng viêm tai giữa thường xuất hiện sau quá trình bị viêm mũi, có thể là việc điều trị bệnh không được thực hiện đúng, nên dẫn tới tình trạng viêm tai giữa sau.

Thực hiện xì mũi bằng cách bóp 2 lỗ mũi rồi xì ra sẽ tạo áp lực đẩy nước mũi cùng với tác nhân gây bệnh xâm nhập vào tai dẫn tới tình trạng này. Trước khi xì mũi có thể nhỏ một vài giọt nước muối để dịch mũi loãng ra dễ xì hơn.

Nhỏ tai bằng oxy già và thuốc kháng sinh

  • Việc sử dụng oxy già để có thể cải thiện tình trạng viêm tai là hoàn toàn không đúng, việc sử dụng có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc. 

  • Dùng oxy già để nhỏ vào tai khiến lớp biểu bì bảo vệ ống tai bị bong ra, ảnh hưởng tới tiến độ lành vết thương, dẫn tới chít hẹp ống tai. Bên cạnh đó, các loại thuốc nhỏ tai dân gian tự chế cũng không nên sử dụng khi không có lời khuyên từ bác sĩ.

  • Ngoài oxy già thì một vài trường hợp thấy con chảy nước tai nên nghiền thuốc khánh sinh rồi rắc vào tai cho trẻ, quá trình này có thể làm bít tắc lỗ tai do tác dược không tiêu hết, dẫn tới dịch viêm không chảy được ra ngoài. Điều này sẽ khiến làm bệnh trở nên nặng hơn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm mà không thể lường trước được.

Cho rằng viêm tai giữa không nguy hiểm

  • Nếu tình trạng viêm tai giữa nếu được điều trị kịp thời thì có thể khỏi hoàn toàn và không gây ra di chứng nào. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm do vi khuẩn, virus gây bệnh quá mạnh khiến màng nhĩ và các bộ phận liên quan phải chịu tổn thương nhanh chóng dẫn tới hoại tử.

  • Viêm tai giữa cấp tính ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời và hợp lý có thể dẫn tới viêm tai giữa mãn tính và các biến chứng khó có thể lường trước được.

  • Nếu đã đưa trẻ đi thăm khám thì sau khi bác sĩ hướng dẫn, chỉ định sử dụng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối. Trong quá trình điều trị nếu không thấy bệnh thuyên giảm có thẻ đưa con tới khám lại.

Viêm tai giữa nặng khiến trẻ sốt cao liên tục không thuyên giảm

Dấu hiệu cho thấy viêm tai giữa chuyển biến nặng là khi tình trạng đau tai của trẻ tăng lên, sốt cao liên tục không giảm, quấy khóc, bỏ ăn,....

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ là tình trạng bệnh khá nguy hiểm nhưng các bậc cha mẹ có thể phòng tránh tình trạng này bằng cách vệ sinh tai sạch sẽ hằng ngày, sau khi tắm nên sử dụng bông tăm ngoáy tai giúp lau sạch nước trong tai của trẻ.

Bên cạnh việc đưa trẻ khám khi có dấu hiệu viêm tai giữa và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ thì cha mẹ cũng cần có những kiến thức về việc chăm sóc, vệ sinh tai cho trẻ khi ở nhà, để tránh những hậu quá không đánh có.

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 0915281889
Gọi ngay : 0915281889