Khi trẻ bị táo bón, cha mẹ nên làm gì?

06/02/2021 | 810 |
0 Đánh giá

Táo bón ở trẻ là một trong những bệnh đường tiêu hóa thường gặp nhất khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Mặc dù táo bón không nguy hiểm tới tính mạng trẻ nhỏ nhưng nếu tình trạng bệnh kéo dài sẽ làm trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, chướng bụng, đầy hơi, nôn trớ. Nguy hiểm hơn nếu không điều trị kịp thời, bệnh kéo dài theo thời gian có thể dẫn tới viêm đại tràng mạn tính, bệnh trĩ… Cùng GS.TS Nguyễn Khánh Trạch tìm hiểu về chứng bệnh táo bón ở trẻ qua bài viết dưới đây. 

1. Táo bón ở trẻ là gì?

             

 

Táo bón là tình trạng trẻ có số lần đi đại tiện ít hơn bình thường (ít hơn 3 lần một tuần) và mỗi lần đi trẻ thường gặp khó khăn (thấy đau, khó chịu, căng thẳng…). Khi bị táo bón phân thường rắn, khô, vón thành cục nhỏ thậm chí có máu lẫn trong phân, thường mỗi lần đi phân không thể tống xuất hết ra ngoài. Táo bón nặng có thể gây tắc ruột (cục phân to cứng không thể ra ngoài tạo nên tắc). Trẻ bị táo bón thường cảm thấy bụng đầy hơi căng lên và đau ở vùng trên rốn

2. Nguyên nhân táo bón ở trẻ em

Phần lớn các trường hợp táo bón ở trẻ em là táo bón chức năng, nghĩa là không phải do bệnh lý đường ruột hay của toàn cơ thể mà chủ yếu do sinh hoạt chưa hợp lý (nín nhịn không chịu đi tiêu, hoặc uống nước không đủ, hoặc ăn ít chất xơ). Một số trường hợp là do sử dụng một số thuốc không hợp lý và kéo dài.

Chỉ khoảng 5% các trường hợp táo bón ở trẻ em là do bệnh lý thực thể. Một số bệnh thường gây táo bón ở lứa tuổi này là các bệnh lý bẩm sinh như bệnh đại tràng vô hạch bẩm sinh (bệnh Hirschsprung), các loại dị dạng hậu môn (không hậu môn, hẹp hậu môn, hậu môn có màng ngăn), bệnh suy giáp bẩm sinh, các bất thường bẩm sinh ở tủy sống, các bệnh lý về não.

Các trường hợp bị ngộ độc kim loại nặng, dị ứng protein sữa bò, đái tháo đường, các dạng rối loạn về hành vi (chậm phát triển tâm thần vận động, tự kỷ, trầm cảm)… cũng có thể là những nguyên nhân gây ra táo bón, dù chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

>>> Bộ 3 tăng cường sức đề kháng cho hệ tiêu hóa khỏe, trẻ vui vẻ mỗi ngày

3. Dấu hiệu táo bón ở trẻ em

Biếng ăn, bỏ bữa, quấy khóc
Táo bón khiến bé khó chịu, lười ăn

 

Biếng ăn, quấy khóc là một trong những dấu hiệu táo bón ở trẻ em. Táo bón thường gây cho trẻ cảm giác khó chịu, chướng bụng, đầy hơi. Có trường hợp trẻ bị đau bụng nhẹ khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn.

Trẻ đi tiêu thưa thớt, phân cứng 
Hầu hết dấu hiệu táo bón ở trẻ em rất dễ nhận biết với việc trẻ đi tiêu thưa thớt, phân cứng và đặc biệt trẻ căng thẳng, sợ đi tiêu, phải rặn lâu, đau đớn. Một số trẻ vẫn đi tiêu mỗi ngày nhưng phân từng viên cứng và có cảm giác đi không hết.

Sờ tay vào thấy bụng trẻ bị cứng
  Sờ thấy bụng bé bị cứng, đây là một dấu hiệu táo bón ở trẻ em mà cha mẹ khá dễ dàng nhận thấy khi sờ vào bụng trẻ. Khi trẻ bị táo bón, chất cặn bã không được đào thải ra ngoài, tích tụ trong bụng trẻ gây chướng bụng, đầy hơi. Những biểu hiện kèm theo có thể là trẻ xì hơi có mùi khó chịu, trẻ mệt mỏi, chán ăn, …

Trẻ bị chảy máu hậu môn khi đi tiêu
Một số trường hợp trẻ có chảy máu hậu môn sau khi tiêu, thường là phân rắn khô ra trước, sau đó máu đỏ tươi sẽ nhỏ giọt theo sau (nứt hậu môn). Một số trẻ bị nứt hậu môn thường xuyên sẽ có triệu chứng khá đặc biệt là có một mảnh da thừa nhỏ nằm ngay rìa hậu môn.

Trẻ hay nín nhịn, giữ phân 
Bé nhịn đi ngoài là thói quen nín nhịn hay nín giữ phân. Thói quen này đòi hỏi phải được quan sát kỹ trong một thời gian dài mới có thể phát hiện được. Trẻ sẽ có những động tác nhằm kìm giữ phân lại trong trực tràng như bắt chéo 2 chân, hoặc bấu chặt vào thành ghế ngồi, hoặc ngồi nhấp nhổm, đung đưa trước sau, hoặc trẻ bỏ trốn khi được gọi đi tiêu.

Trẻ bị són phân 
Một dấu hiệu táo bón ở trẻ em khá đặc biệt của táo bón mà phụ huynh hay tưởng nhầm là trẻ bị tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa, đó là triệu chứng són phân. Trẻ ở độ tuổi đã có thể đi tiêu tự chủ nhưng lại hay bị són phân lỏng ra quần mà không hay biết tại những nơi không phù hợp như lớp học, đám đông… Đó là hậu quả của một trường hợp táo bón và nín nhịn kéo dài, gây tồn ứ một khối phân cứng và to ngay trực tràng, làm cho phân lỏng ở trên sẽ len lỏi giữa khối phân này và thành ruột và nhỏ ra ngoài.

4. Khi nào cần đưa trẻ tới khám bác sĩ?

Khi nào cần cho trẻ đi khám bác sĩ?

  Sờ thấy bụng bé bị cứng
                  Khi nào cần cho trẻ đi khám bác sĩ? 

Thông thường, với những trường hợp táo bón thoáng qua thì chỉ cần chăm sóc tại nhà, điều chỉnh lại chế độ ăn đầy đủ chất xơ (trái cây, rau xanh), uống đủ nhu cầu nước hàng ngày là đủ. Nhưng nếu trẻ bị táo bón rơi vào một trong các trường hợp sau thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ:

– Táo bón kéo dài trên 2 tuần.

– Táo bón kèm một trong các triệu chứng: sốt, nôn ói, bụng trướng, phân có máu, sụt cân.

Khi đó, trẻ sẽ được hỏi kỹ bệnh sử và thăm khám kỹ lưỡng để tìm nguyên nhân cũng như đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp.

5. Điều trị táo bón ở trẻ em 

Đối với điều trị táo bón ở trẻ thường ưu tiên các phương pháp điều trị không dùng thuốc như:

+ Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ: Bổ sung các chất xơ tự nhiên, vitamin nhóm B hoặc các loại men tiêu hóa. Có thể cho trẻ ăn các thực phẩm có tác dụng nhuận tràng như khoai lang, vừng đen, đu đủ…
+ Tăng cường sức mạnh của hệ tiêu hóa bằng việc bổ sung các lợi khuẩn probiotics, prebiotics, synbiotics…
+ Giúp trẻ luyện tập phản xạ đại tiện hàng ngày.
+ Bổ sung lượng nước vừa đủ theo nhu cầu của trẻ.
+ Thực hiện các bài tập massage vùng bụng cho trẻ.
+ Một số mẹo chữa táo bón trong dân gian khá hiệu quả với những trường hợp trẻ bị táo bón nhẹ, hoặc mới bị táo bón.
Các trường hợp táo bón nặng có thể cân nhắc dùng phương pháp thụt tháo hoặc cho uống các thuốc nhuận trạng theo sự chỉ định và kê đơn của bác sỹ chuyên khoa.

Cần theo dõi chặt tình trạng đại tiện của trẻ. Nếu sau điều trị tại nhà khoảng 2 tuần không có cải thiện nên tham khảo ý kiến của chuyên gia.

>>> Hệ miễn dịch của bé còn non yếu, mẹ cần làm những gì?

6. Biến chứng của táo bón ở trẻ

Táo bón ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của trẻ.

Trẻ có thể mắc các bệnh tiêu hóa khác 
Táo bón ở trẻ em có thể là sự bắt nguồn cho các bệnh đường tiêu hóa khác. Một số bệnh thường gặp là bệnh đại tràng, rối loạn chức năng dạ dày, ruột, tiêu hóa kém…Cha mẹ nên điều trị táo bón cho trẻ sớm để bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ.

Biến chứng bệnh trĩ
Bệnh trĩ là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của táo bón. Phân ứ đọng lâu ngày trong trực tràng làm cản trở quá trình tuần hoàn máu của cơ thể.; Tình trạng này kéo dài sẽ dần dần gây nên bệnh trĩ. Nguy hiểm hơn, bé có thể bị sa trực tràng, thậm chí là ung thư trực tràng.

Nứt hậu môn, viêm hậu môn
Trẻ không đi ngoài được khiến phân tích tụ trong trực tràng thành một khối lớn và cứng. Trẻ phải gắng sức rặn mới có thể đưa được phân ra ngoài. Việc làm này có thể gây nên những vết nứt ở hậu môn khiến trẻ bị đau, xót.

Trẻ có thể bị nứt hậu môn, viêm hậu môn

Những vết nứt này có thể bị nhiễm trùng, tạo thành áp-xe hậu môn rất nguy hiểm. Sau quá trình điều trị áp-xe hậu môn, trẻ có thể bị rò hậu môn khiến việc điều trị vô cùng khó khăn và phức tạp.

Nhiễm nấm, nhiễm khuẩn
Trực tràng và hậu môn là những nơi chứa rất nhiều vi khuẩn. Các vết rách hậu môn nếu không được vệ sinh sạch sẽ có thể bị nhiễm vi khuẩn. Trẻ có thể bị ngứa ngáy, khó chịu khiến trẻ có phản xạ đưa tay gãi. Hành động này vô tình làm những vết thương lâu lành hơn, khả năng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng cao hơn. Cách duy nhất để tránh bị nhiễm khuẩn là điều trị dứt điểm chứng táo bón. Cha mẹ nên chú ý điều trị ngay từ khi xuất hiện các dấu hiệu táo bón ở trẻ em.

Táo bón ở trẻ là một căn bệnh rất thường gặp. Cha mẹ không nên quá lo lắng nếu trẻ bị táo bón mà nên tìm cách điều trị cho trẻ. Cha mẹ nên chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt của con để phòng ngừa táo bón. Trên đây là những điều mà cha mẹ cần biết khi có con nhỏ đặc biệt là trong nhà có trẻ bị táo bón. Bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ chính là sự đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển toàn diện ở trẻ.

GS. TSKH Nguyễn Khánh Trạch

Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam 

Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai

Tin tức - Bài viết liên quan


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 0915281889
Gọi ngay : 0915281889